Sau khi sinh từ 4~6 tuần, dạ con trở lại trạng thái như trước khi mang thai nên hầu như không còn hiện tượng ra máu hoặc dịch. Tuy nhiên, nếu vẫn tiếp tục có hiện tượng tiết dịch hoặc lượng dịch tiết ra nhiều hơn thì cần sớm tìm đến bác sĩ. Hiện tượng này có thể do một phần nhau thai hoặc màng nhầy bị sót lại, niêm mạc chưa được sạch hết, gây ra hiện tượng tiết dịch. Trường hợp này, dùng thuốc hồi phục tử cung hoặc kháng sinh để ngăn ngừa viêm nhiễm tử cung hoặc nhanh chóng lấy những chất đó ra ngoài. Tuy nhiên, cách tốt hơn là tiến hành phẫu thuật làm sạch tử cung giống như trường hợp nạo thai.
Lượng máu ra nhiều hơn khi hành kinh.
Sau khi sinh, phần lớn không có hiện tượng ra nhiều máu. Nếu có hiện tượng ra máu nhiều hơn khi hành kinh, cần thông báo ngay cho bác sĩ để được chẩn đoán. Sau khi sinh, cùng với sự hồi phục của tử cung, các mạch máu ở thành tử cung bị bít lại. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, các mạch máu này không bị bít lại. Khi đó, nếu bị nhiễm khuẩn, cơ thể sản phụ sẽ lâu hồi phục. Đồng thời, có trường hợp phần nhau thai sót lại trong tử cung bị dồn ép lại, gây mất máu. Nếu trường hợp bị ra nhiều máu đột xuất, sản phụ nên đến bệnh viện ngay lập tức kể cả giữa đêm khuya.
Buồn tiểu tiện nhưng khó đi.
Dù vào nhà vệ sinh nhiều lần nhưng chỉ đi tiểu có một chút, đồng thời không thấy dễ chịu hơn, luôn có cảm giác buồn tiểu nhưng lại khó đi. Bên cạnh đó, nước tiểu ra lúc không ý thức. Trường hợp như vậy có thể sản phụ đã bị viêm nhiễm bàng quang.
Khi lấy nước tiểu vào cốc thủy tinh quan sát, thấy nước tiểu mờ đục, thậm chí có lẫn máu. Tuy không nhìn thấy máu bằng mắt thường, nhưng khi kiểm tra thấy có máu. Trong thời gian ở cữ, phần âm hộ dễ bị nhiễm khuẩn, vi khuẩn xâm nhập vào theo đường niệu đạo (ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể) nên gây ra viêm nhiễm bàng quang. Khi rửa hoặc vệ sinh sau khi đi đại tiện, cần rửa theo hướng từ trước ra sau, việc giữ vệ sinh tốt sẽ tránh được viêm nhiễm. Đồng thời, sản phụ không nên nhịn khi muốn đi đại tiện.
Lượng máu ra nhiều, nóng và có cảm giác đau buốt.
Khi thấy máu tiếp tục chảy giống như khi bị hành kinh với nhiệt độ 38~39 độ và có cảm giác đau buốt, sản phụ nên nghĩ đến khả năng bị viêm nhiễm niêm mạc tử cung. Vi khuẩn vào tử cung thông qua âm hộ và âm đạo, bám vào thành niêm mạc tử cung, gây viêm nhiễm niêm mạc tử cung. Nếu điều trị bằng kháng sinh khoảng một tuần sẽ khỏi hoàn toàn. Cơ thể sản phụ sau khi sinh trở nên yếu. Nếu có hiện tượng lạ, sản phụ cần đi khám và điều trị ngay.
Phần vết mổ ở đáy chậu tiếp tục có cảm giác đau buốt.
Sau khi phẫu thuật mở xương chậu hoặc mổ đẻ, phần lớn sản phụ có cảm giác đau buốt nhưng dần dần sẽ khỏi. Tuy nhiên, sau thời gian hậu sản, nếu vẫn còn cảm giác đau hoặc thậm chí có thể nghĩ đến triệu chứng nhiễm khuẩn. Trường hợp đau nghiêm trọng và có trạng thái bất thường, sản phụ không nên chịu đựng mà cần đi khám ngay. Giai đoạn đầu bị viêm nhiễm, có thể điều trị bằng kháng sinh.
Chóng mặt, tim đập nhanh, màu móng tay bị xỉn.
Trường hợp đã vài tuần trôi qua kể từ sau khi sinh, sản phụ vẫn cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt khi đứng dậy, tim đập nhanh, có thể nghĩ đến khả năng sản phụ bị thiếu máu. Nếu màu móng tay trở nên xám, hoặc mắt bị thâm thì càng rõ biểu hiện của thiếu máu. Cuối thai kì, thai nhi bắt đầu tích lũy chất sắt từ cơ thể người mẹ. Do đó, kể cả sản phụ không bị thiếu sắt trong thời kì mang thai vẫn có thể bị thiếu sắt sau khi sinh. Sản phụ cần đi kiểm tra máu và tùy theo chẩn đoán mà uống thuốc bổ xung theo đơn. Tuy nhiên, không nên quá phụ thuộc vào thuốc mà cần quan tâm đến việc hấp thu đầy đủ dinh dưỡng qua các bữa ăn.
Đau đầu nặng hơn và phần bị phù không lặn xuống.
Thông thường, dù sản phụ có bị nhiễm độc trong thời kì mang thai, hiện tượng này sẽ biến mất sau một tuần kể từ khi sinh em bé. Tuy nhiên, dù hiếm vẫn có các di chứng từ việc nhiễm độc khi mang thai như huyết áp tăng cao, đái ra đường. Đa số các trường hợp là không có triệu chứng hoặc bị nhẹ nhưng trong thời gian có triệu chứng cao huyết áp và đái ra đường, cần hạn chế muối và nên ăn các thức ăn cân bằng dinh dưỡng. Đồng thời, tránh bị mất ngủ và làm việc quá sức. Đặc biệt, các thành viên gia đình cần hỗ trợ sản phụ bởi sau khi sinh, sản phụ phải chịu thêm áp lực công việc và chăm sóc con cái.
Núm vú sưng, đau và sốt.
Trường hợp núm vú cứng hoặc toàn bộ núm vú bị đỏ, sản phụ cũng thấy khó khăn khi cho trẻ bú. Nguyên nhân là do đầu vú có vết thương nên vi khuẩn theo đó xâm nhập vào, gây viêm nhiễm. Nếu bị viêm nhiễm nặng, có thể bị sốt đến 38~39 độ và phải ngừng cho trẻ bú sữa
Cảm giác nặng đầu và không muốn làm gì.
Khi không ra sữa hoặc trẻ cứ khóc suốt, sản phụ càng lo lắng hơn và có thể mất cảm giác tự tin khi cho trẻ bú. Khác với chứng loạn thần kinh chức năng, chứng trầm uất phát sinh trong thời kì ở cữ chỉ xảy ra nhất thời. Tuy nhiên, nếu trầm trọng, sản phụ có thể ít nói và không thể chăm sóc trẻ được. Ngược lại, sản phụ cũng có thể chỉ tập trung vào đứa bé. Phần lớn, sản phụ sẽ hồi phục bình thường nhờ vào sự động viên và hỗ trợ của người thân. Tuy nhiên, nếu thời gian kéo dài thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ và tìm phương pháp điều trị thích hợp.
Giữ gìn vóc dáng sau sinh
1: CHỀ ĐỘ ĂN UỐNG SAU KHI SINH
Đa số phụ nữ sau sinh bị tăng cân so với trước khi mang thai. Tuy nhiên, sự tăng cân trong khi mang thai là do trọng lượng của thai, nước ối, dịch ngoại bào, tử cung, vú, trọng lượng của lá nhau, phần gia tăng của máu huyết nên sự gia tăng thể trọng này sẽ giảm xuống trong 2~3 ngày sau sinh.
Trọng lượng của tử cung sau khi sinh 4~6 tuần sẽ giảm từ 1kg xuống còn 50~60g. Phần chất béo tích lũy trong cơ thể sẽ dần dần được rút bớt nhưng việc lấy lại vóc dáng thon thả trước kia cũng không dễ dàng.
Nếu sau khi sinh mà vẫn tiếp tục tăng cân thì nguyên nhân không phải do mang thai mà do thói quen ăn uống trong quá trình mang thai gây ra. Cần chú ý xem bạn đã ăn những gì. Nên ăn cân bằng dinh dưỡng và cần kiềm chế trước các loại thức ăn nhanh.
Người mẹ thời kì cho con bú cần phải đưa vào các chất dinh dưỡng tốt hơn và nhiều hơn so với thời kì mang thai. Chế độ ăn cần đầy đủ lượng protein và hoa quả tươi, rau và sữa (khoảng gấp đôi ngày thường) để tốt cho cả mẹ và con.
2: ĂN CHẤT HƠN LƯỢNG
Khi thể trọng tăng, cần điều chỉnh lượng calo tiêu chuẩn so với trước khi mang thai là 2000 kcal. Đương nhiên là nếu cho con bú thì phải duy trì mức ăn vào và hấp thụ là 2000 kcal/ngày. Khi giảm cân thì giới hạn khoảng 1800 kcal/ngày, giảm bớt lượng dầu ăn.
Cần tăng lượng rau củ ăn vào nhiều hơn so với tiêu chuẩn nhằm làm giảm bớt calo và cải thiện chứng táo bón. Để giữ gìn sức khỏe sau sinh thì ăn chủ yếu protein động vật. Ăn đủ lượng, đủ chất để không bị thiếu vitamin và chất sắt.
Nhu cầu protein của người mẹ cho con bú gấp 1.5 lần của người mẹ cho con uống sữa bột. Nên ăn những thực phẩm giàu protein như thịt, cá, đỗ, đậu phụ, sữa và các chế phẩm sữa.
Nếu người mẹ bị dị ứng sữa hay dị ứng da thì cần hạn chế ăn protein động vật. Trong trường hợp này nhất định phải hỏi ý kiến bác sĩ để điều chỉnh chế độ ăn uống.