Mùa hè là thời điểm bệnh nhiệt miệng hoành hành ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe thành viên của các gia đình, Hãy ghi nhanh những kinh nghiệm chữa nhiệt miệng? Nhiệt miệng nên uống gì? ăn gì mau khỏi dưới đây để bảo vệ và chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho gia đình bạn nhé.
Kinh nghiệm chữa nhiệt miệng? Nhiệt miệng nên uống gì? ăn gì mau khỏi?
Thời tiết nắng nóng, kết hợp với những thực phẩm có tính nóng khiến bạn rất dễ bị nhiệt miệng. Cách chữa nhiệt miệng nếu biết sẽ rất đơn giản, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách xử lý kịp thời khi gặp vấn đề. Đặc biệt là những người mới làm mẹ sẽ càng khó khăn khi trẻ có hàng tá vấn đề trong mùa hè. Hãy tìm hiểu Kinh nghiệm chữa nhiệt miệng dưới đây để áp dụng khi cần thiết.
1. Mật ong chữa nhiệt miệng
Cách làm: Lấy một chút mật ong pha với nước ấm rồi ngậm trong miệng. Hoặc bạn có thể lấy bông tăm thấm mật ong vào chỗ loét. Đây là cách chữa nhiệt miệng kinh điển nhất được nhiều người sử dụng. Qua nghiên cứu cho thấy dung dịch mật ong 30% có thể ức chế hoặc tiêu diệt hầu hết các loại nấm và vi khuẩn, lại có vị ngọt dễ chịu. Do đó cách chữa nhiệt miệng bằng mật ong sẽ rất có tác dụng với các trường hợp với bị. Ty nhiên, bạn nên chú ý dùng mật ong nguyên chất, không pha tạp để cách chữa nhiệt miệng bằng mật ong hiệu quả nhất.
2. Ngậm các chất chát
Các chất chát có tính sát trùng cao nên sẽ chữa lành các nốt lở do nhiệt miệng. Có những chất chat rất lành tính như nước chè xanh, rau dắp cá, húng chanh, vỏ xoài… Cách chữa nhiệt miệng bằng ngậm các chất chát rất an toàn và chi phí vô cùng rẻ. Ngậm một ngụm nước chè xanh trong khoảng 5-10 phút, rồi xúc miệng lại với nước sạch. Chắc chắn chỉ sau 1- 2 ngày, cách chữa nhiệt miệng bằng ngậm chất chát sẽ khiến bạn thấy hiệu quả bất ngờ.
Trường hợp quá lắm mới nên dùng kháng sinh để chữa trị, bạn không nên lạm dụng thuốc, đặc biệt là với trẻ em. Tốt nhất nên áp dụng cách chữa nhiệt việt bằng các nguyên liệu từ thiên nhiên để đảm bảo an toàn.
3. Chữa nhiệt miệng bằng nước cam, chanh
Tong nước cam, chanh chứa rất nhiều vitamin C nên có khả năng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp bạn vượt qua những căn bệnh do vi-rút, vi khuẩn gây ra. Cách chữa nhiệt miệng bằng nước cam sẽ có tác dụng bằng việc bạn có thể uống 1 ly nước chanh hoặc cam vắt mỗi ngày. Đây cũng là loại nước có tác dụng giải nhiệt, làm đẹp da rất tốt cho phụ nữ. Tuy nhiên, với cách chữa nhiệt miệng bằng nước cam, chanh bạn chú ý không được dùng khi bụng đang đói.
Mùa hè, bạn nên ăn các loại thức ăn có tính mát, tránh không ăn cay, nóng dẫn đến cách chữa nhiệt miệng sẽ khó có tác dụng.
4. Rau ngót chữa nhiệt miệng
Cách dùng rau ngót chữa nhiệt miệng cũng được nhiều người áp dụng. Rửa sạch, lấy lá, giã nátr rồi ép lấy nước cốt, hòa với ít chút xíu mật ong. Dùng bông thấm nước rat ngót bôi vào chỗ lở loét. Cách chữa nhiệt nhiệt bằng rau ngót áp dụng 2 – 3 lần mỗi ngày sẽ có tác dụng nhanh. Noài ra, bạn có thể nấu canh rau ngót vào mùa hè với thịt nạc cũng rất tốt. Rau ngót là thực phẩm có tính mát, có công dụng chữa nhiệt miệng rất được ưu ái trong Đông Y.
5. Nhớ súc miệng thường xuyên
Người bị nhiệt miệng khi ăn sẽ rất đau, để giảm tình trạng đau rát, trước khi ăn bạn nên xúc miệng bằng nước đá và súc miệng lại bằng nước muối ấm sau khi ăn. Thực hiện đều đặn ngày 3 lần như vậy các vết loét trong miệng sẽ khỏi dần. Không chỉ khi bị nhiệt mà ngay cả đối với người bình thường, việc vệ sinh răng miệng cũng cần thực hiện tốt để tránh những bệnh nguy hại đến sức khỏe. Cách chữa nhiệt miệng theo phương pháp này không những giúp bạn ngăn chặn cơn đau mà còn giúp răng chắc khỏe hơn nhiều.
6. Dùng củ cải trắng
Cách làm: Dùng 2 – 3 củ cải rửa sạch giã nát rồi vắt lấy nước, pha thêm nước lọc rồi lấy nước đó súc miệng ngày 3 lần. Cách chữa nhiệt miệng này được rất nhiều người áp dụng và kết quả cũng rất bất ngờ.
7. Cà chua chữa nhiệt miệng
Cà chua là loại quả có tính bình, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc nên nhai cà chua sống là cách cách chữa nhiệt miệng rất công hiệu. Ngoài ra, bạn cũng có thể ngậm nước ép cà chua mỗi ngày khoảng 3 – 4 lần, sẽ có tác dụng rất tốt.
8. Phòng chống bệnh nhiệt miệng
Nguyên nhân chính của nhiệt miệng là do nóng trong người, ăn uống nhiều đồ cay nóng và việc vệ sinh răng miệng chưa tốt. Một nguyên nhân nữa là do thiếu hụt protein trong chế độ ăn uống hằng ngày. Cách chữa nhiệt miệng trong trường hợp này là tăng cường các loại thực phẩm bổ sung thêm protein và vitamin như C, B1, B2…
9. Uống nhiều nước giúp thanh nhiệt, bài tiết độc
Vệ sinh răng miệng thường xuyên, xúc miệng nước muối giúp sát khuẩn hoặc các loại nước thảo mộc.
Trên đây là những kinh nghiệm chữa nhiệt miệng theo phương pháp dân gian đã được nhiều người áp dụng và thành công. Bạn hãy ghi nhớ những bài thuốc này để giúp bản thân và những người xung quanh khi gặp phải vấn để nhé.