Trẻ hay cắn người khác khi tức giận. Vì sao trẻ hay tự vệ hoặc phản ứng bằng cách dùng răng cắn. Cách xử lí khi trẻ cố tình cắn khi bố mẹ mắng. Nguyên nhân và cách dạy trẻ không cắn người khác.
Tại sao trẻ hay dùng răng cắn khi tức giận
Trẻ hay dùng răng cắn đó là một biểu hiện về tính cách hiếu động của trẻ. Hiếu động là một phần trong sự phát triển bình thường của trẻ, nhưng cũng có khi là kết quả của sự sai lệch nào đó về mặt tâm lý. Hành động dùng răng cắn người khác hoặc cắn lại bố mẹ hay trẻ khác là vấn đề thường gặp của các ông bố bà mẹ. Ngoài các hành động như cào cấu hay đánh nhau khi 2 đứa trẻ ở gần nhau, thì cắn là hành động khá nguy hiểm. Tính hiếu động, thái độ thù địch của trẻ được thể hiện bằng cắn. Đây là một hình thức thu hút sự chú ý của người khác đối với nó chứ không phải là một hành động cố tình ác ý. Trẻ cắn vì chúng muốn gây cho người khác sự đau đớn về thể chất hoặc tâm lý. Trẻ 2 tuổi và lớn hơn thường hay cắn bố mẹ để phản ứng lại những yêu cầu của bố mẹ đối với chúng. Trẻ lớn hơn có tính hiếu động thường hay cắn các trẻ cùng tuổi.
Cách giải quyết khi trẻ hay cắn
Việc giải quyết vấn đề trẻ hay cắn người khác phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân gây ra điều đó. Vì vậy, khi trẻ cắn, cần tìm hiểu xem liệu điều đó chỉ có liên quan tới trẻ hay còn do một vấn đề nào đó trong gia đình gây ra. Trẻ cắn vì nó cho đó là một hành động bình thường, có thể chấp nhận được. Còn khi bị cấm cắn, trẻ lại coi đó là một thứ vũ khí lợi hại của nó. Do đó, muốn thay đổi được hành vi của trẻ, trước hết cần phải trả lời các câu hỏi sau:
- Tại sao trẻ coi việc cắn là một hành động được chấp nhận?
- Tại sao trẻ lại coi đó là một thứ vũ khí lợi hại?
Đáng tiếc là đa số các bậc cha mẹ lại có phản ứng quá mức cần thiết đối với việc trẻ cắn. Điều đó sẽ gây ra sự phản kháng ở trẻ. Và trong nhiều trường hợp, sự cấm đoán chỉ tỏ rõ sự tức giận của bố mẹ chứ không phải là mong muốn của họ muốn thay đổi hành vi của trẻ