Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, ngủ nghỉ thì chế độ vận động cũng là vấn đề mà chị bầu cần quan tâm. Chế độ vận động, tập luyện thể dục, đi lại hàng ngày có ảnh hưởng không nhỏ đến sự an toàn và tính mạng của bé. Hiện nay rất nhiều chị em đang thắc mắc: Bà bầu có nên đi máy bay, oto, xe máy, xe đạp không? Để hiểu rõ hơn về điều này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!
Nguyên tắc chung khi tham gia phương tiện giao thông đối với bà bầu
An toàn giao thông là vấn đề cực kì quan trọng đối với sức khỏe của bà bầu. Đối với phụ nữ mang thai, để tránh làm ảnh hưởng đến thai nhi thì nên hạn chế việc đi chuyển bằng các phương tiện giao thông, đặc biệt là những phương tiện ẩn chứa nguy cơ tai nạn cao. Tuy nhiên đây là vấn đề không thể tránh khỏi vì bạn vẫn còn phải đi làm, đi công tác, đi nghỉ và các chuyến du lịch, thăm bạn bè, họ hàng…Vậy, khi tham gia giao thông, mẹ bầu cần chú ý những điều sau đây:
– Không nên tham gia những cung đường dài và đường xấu với cự li dài. Tuyệt đối không đi phượt trong giai đoạn mang thai
– Sự mệt mỏi quá mức và lặp đi lặp lại làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc đẻ non, vì vậy bạn nên chọn các phương tiện ít làm bạn mệt như tàu hỏa, máy bay nếu đi xa, và ô tô có ghế nằm nếu đi gần hơn
– Chị em bà bầu cần tránh các phương tiện có độ an toàn thấp như đạp xe đạp đường dài, đạp xe lên hoặc xuống dốc
– Từ tháng thứ 8 của thai kỳ, tốt nhất bạn nên tránh đi đường dài dù với bất kỳ phương tiện nào. Không nên trực tiếp lái xe mà nên để người thân thực hiện công việc này
Tuân thủ những nguyên tắc này sẽ giúp chị em hạn chế được các rủi ro trong quá trình tham gia giao thông, nhất là trong bối cảnh an toàn giao thông của Việt Nam ngày càng được báo động.
Bà bầu có nên đi máy bay hay không?
Máy bay là phương tiện giao thông hiện đại và cao cấp nhất hiện nay. Đây là phương tiện vận chuyển ra đời muộn nhất và được sử dụng phổ biến ở các quốc gia. Máy bay cũng là phương tiện di chuyển an toàn hiện nay. Đi máy bay hầu như không gây ra nguy cơ gì cho phụ nữ có thai khỏe mạnh, bởi vì sự giảm áp lực trong khoang máy bay ảnh hưởng một cách tối thiểu đến sự sử dụng ôxy của thai. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp cụ thể bạn cần lưu ý:
– Khi đi máy bay đường dài chị bầu có thể bị ghẽn tắc mạch. Vì vậy nên các bác sĩ thường khuyên phụ nữ có thai thỉnh thoảng đứng dậy đi lại nếu chuyến bay đang bình thường và luôn co duỗi cổ chân để phòng viêm tĩnh mạch và tránh bị phù nề chi dưới.
– Những thai phụ bị thiếu máu nặngbị bệnh thiếu máu hồng cầu liềm, có bệnh sử bị viêm tắc tĩnh mạch hoặc có vấn đề về nhau thai nên hạn chế đi máy bay.
– Nếu trong trường hợp bất khả kháng có thể chỉ cần được bổ sung ôxy trước khi đi hoặc nhân viên hàng không được báo trước để mang theo bình ôxy.
– Những chuyến bay quốc tế có thể không cho phụ nữ có thai sau 32 tuần. Cũng không nên đi máy bay khi chỉ còn vài tuần là đến ngày sinh như dự kiến và trong vòng 7 ngày sau sinh. Khi đi, cần luôn mang theo mọi giấy tờ liên quan đến thai nghén, bệnh tật và phải nhớ ngày dự sinh.
Bà bầu có nên đi xe đạp hay không?
Đi xe đạp khiến chị em phải vận động nhiều, tốn nhiều sức lực và có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của mẹ và bé. Theo các chuyên gia thì đi xe đạp tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho phụ nữ mang thai. Bởi vì trọng tâm của bạn thay đổi khi mang thai, nên bạn dễ ngã hơn bình thường. Bụng của bạn khi mang thai nặng hơn cũng có thể đặt áp lực lên lưng khi ngả người về phía tay lái. Vì vậy khi đi xe đạp bạn cần chú ý:
+ Bạn không nên đạp xe liên tục trong thời gian quá 30 phút mà cần có thời gian nghỉ ngơi.
+ Bạn nên bắt đầu đi chậm và từ từ tăng thời gian đạp xe.
+ Không chọn loại xe quá cao, tay lái ở xa khiến bạn phải khom lưng đè lên thành bụng.
+ Bạn không nên đi xe ở những đoạn đường nguy hiểm như: đường gập ghềnh, lên xuống dốc, hoặc đường trơn, nhiều chướng ngại vật…
+ Bạn nên tùy vào tình hình sức khỏe của mình và thai nhi mà lựa chọn thời điểm và thời gian đạp xe cho phù hợp
+ Chị em không nên đi xe đạp khi có tiền sử xảy thai, động thai và không nên đạp xe từ tháng thứ 7 của thai kỳ.
Bà bầu có nên đi xe máy hay không?
Xe máy hiện là phương tiện gây ra nhiều tai nạn giao thông nhất hiện nay. Ngay cả với người bình thường, việc đi xe máy cũng ẩn chứa nhiều mối nguy hiểm. Với phụ nữ có thai, đi xe máy càng nguy hiểm hơn nữa vì bụng to, có thể khó giữ thăng bằng. Việc điều khiển trực tiếp xe máy có thể gây trấn động cho thai nhi. Vì vậy, các chuyên gia về sức khỏe sinh sản khuyến cáo bạn nên hạn chế đi xe máy, tốt nhất không nên tự lái. Khi ngồi xe máy bạn nên đi với tốc độ chậm để giảm độ xóc. Bên cạnh đó bạn nên chú ý đến các yếu tố an toàn như khi đi xe đạp. Mẹ bầu không nên đi xe máy đường dài, đi xe máy trong những giờ cao điểm. Tuyệt đối không nên đi các loại xe không có đề vì việc đạp nổ xe sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của mẹ bà bé.
Trên đây là những chia sẻ để chị em tìm được câu trả lời cho câu hỏi: Bà bầu có nên đi máy bay, oto, xe máy, xe đạp không? Dù là dùng bất cứ phương tiện nào bạn cũng cần hết sức cẩn thận. Nếu việc có thai của bạn diễn ra không thuận lợi thì dùng bất kỳ phương tiện nào bạn cũng cần hỏi ý kiến bác sỹ. Chúc các mẹ khỏe mạnh và vượt cạn thành công!