Trứng ngỗng là món ăn giàu dinh dưỡng và rất tốt cho bà bầu cũng như trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên một số người vẫn hiểu sai và coi trứng ngỗng và thần dược nên đã lạm dụng trứng ngỗng. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu công dụng của trứng ngỗng đối với bà bầu và cách chế biến cũng như sử dụng trứng ngỗng đúng cách.
Trứng ngỗng có tốt cho sức khỏe của bà bầu không?
Hiện nay, trong tất cả các loại trứng gia cầm thì trứng đà điểu là đắt nhất, tiếp theo đó là trứng ngỗng. Trứng ngỗng được nhiều bà bầu sử dụng khi mang thai do quan niệm ăn trứng ngỗng khi mang thai con sinh ra sẽ thông minh, trắng trẻo. Ngoài ra, trứng ngỗng chứa nhiều vitamin, protein, chất béo, muối vô cơ nên có khả năng giúp nhanh chóng hồi phục năng lượng, giảm mệt mỏi, uể oải. Trong trứng ngỗng, hàm lượng cholesterol và lipid cao hơn trứng gà, nhưng đây lại là những chất không có lợi cho sức khỏe mẹ bầu. Từ lâu, bà con ta đều cho rằng, trứng ngỗng là cực tốt cho bà bầu, trứng ngỗng giúp bé yêu sinh ra được thông minh và có đôi mắt khỏe đẹp.
Những quan niện nay đều không có cơ sở những hiện vẫn rất nhiều người tin tưởng và mua trứng ngỗng ăn một cách vô tội vạ. Hiện vẫn chưa có một nghiên cứu nào chứng minh được lợi ích của trứng ngỗng đối với sự phát triển trí thông minh của thai nhi trong bụng mẹ. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo, nếu muốn bé thông minh, mẹ bầu nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu DHA, cholin, axit folic, axit béo…
Tuy trứng ngỗng có nhiều protein hơn trứng gà, khoảng 13,5% nhưng lại chứa hàm lượng chất béo cao hơn nên có thể gây béo phì và thừa chất cho bà bầu. Bên cạnh đó, trứng ngỗng lại “thua thiệt mọi mặt” so với trứng gà về hàm lượng vitamin A. Cụ thể, hàm lượng vitamin A trong trứng ngỗng chỉ bằng khoảng một nửa so với trứng gà.
Do đó bà bầu nên ăn trứng ngỗng nhưng không nên coi đây là thần dược và cần ăn vối hàm lượng vừa phải để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, tránh được các tình trạng thừa cân, béo phì khi mang thai.
Cách chọn trứng ngỗng hiệu quả và đảm bảo chất lượng
Mẹ bầu khi có nhu cầu mua trứng ngỗng để bồi bổ thì nên tham khảo các cách sau đây để có thể chọn được những quả trứng ngỗng đảm bảo chất lượng nhất:
– Dùng tay lắc trứng:
Mẹ bầu cầm quả trứng giữa hai ngón tay trỏ và ngón tay cái, khẽ lắc. Trứng mới lắc không kêu, trứng càng để lâu lắc càng kêu. Đây là những quả trứng đảm bảo dinh dưỡng và không có mầm bệnh.
– Ngâm nước muối:
Một cách khác là mẹ bầu hãy thả quả trứng ngỗng và nước muối 10%. Khi thả vào dung dịch này nếu trứng chìm xuống đáy có nghĩa là trứng mới đẻ trong ngày, trứng lơ lửnglà trứng đã đẻ 3-5 ngày, trứng nổi trên mặt là trứng đã đẻ quá 5 ngày. Nên chọn những loại mới đẻ để đảm bảo chất lượng.
– Soi bằng đèn:
Mẹ bầu nắm quả trứng trong lòng bàn tay, chỉ hở hai đầu trứng, mắt nhìn vào đầu trứng, đầu kia soi lên ánh đèn lớn. Quan sát xem bên trong trứng có vết máu, có ký sinh trùng, giun sán, có vật gì lạ không. Lời khuyên dành cho các bạn là nên lấy những quả trứng soi thấy màu hồng, trong suốt với một chấm hồng.
Những món ăn ngon từ trứng ngỗng dành cho bà bầu
Thông thường, các bà bầu chỉ luộc trứng ngỗng để ăn nên sẽ mau ngán. Sao bạn không đổi vị cho trứng ngỗng với những món ăn hấp dẫn sau đây:
+ Salad trứng ngỗng:
* Nguyên liệu:
- 1 trái trứng ngỗng
- 100g xà lách lá xoa
- 1/2 củ hành tây
- 1 trái cà chua
- 1 thìa súp dầu ô-liu
- 1/2 thìa cà phê đường
- 2 thìa súp giấm
- 2/3 thìa cà phê muối tiêu
* Thực hiện:
– Trứng ngỗng luộc chín, xắt khoanh
– Xà lách rửa sạch, ngâm nước muối loãng 10 phút, vớt ra vẩy ráo
– Cà chua, hành tây xắt khoanh.
– Pha hỗn hợp giấm đường rồi thả hành vào ngâm.
– Sau khi hành tây thấm giấm đường, vớt ra.
– Thêm dầu ô-liu và muối tiêu vào hỗn hợp giấm đường
+ Trứng ngỗng đúc hẹ
* Nguyên liệu:
- 1 trái trứng ngỗng
- 100g lá hẹ
- 1 thìa cà phê hạt nêm
- 1/3 thìa cà phê tiêu
- 1 thìa súp dầu ăn
* Thực HIện:
– Trứng ngỗng đánh tan lòng đỏ và trắng, cho hạt nêm vào khuấy tan đều.
– Hẹ cắt bỏ phần trắng, rửa sạch xắt nhỏ cho vào trộn chung với trứng.
– Đặt chảo lên bếp, cho dầu vào.
– Trút hỗn hợp trứng hẹ vào chiên nhỏ lửa cho đến khi trứng chín, xúc vào đĩa, rắc tiêu trên mặt.
Chỉ với những bước đơn giản như thế này thì bà bầu đã có được một bữa ăn thật là ngon miệng và nhiều dinh dưỡng. Hãy luôn làm mới bữa ăn của mình trong thai kì vì hiện tượng ngán ăn là điều rất phổ biến khi các bạn mang thai. Hi vọng bài viết: Bà bầu có nên ăn trứng ngỗng không? Đã cung cấp cho bà bầu sẽ có thêm nhiều hiểu biết về sức khỏe sinh sản để chăm sóc bản thân và thai nhi tốt hơn.