Bà bầu có nên ăn thịt chó, thịt mèo không ?

Thịt chó và thịt mèo là những món ăn hiện chỉ còn tồn tại ở một số nước Á Đông như Việt Nam,  Trung Quốc, Hàn Quốc. Đây là những món ăn bị các tổ chức bảo vệ động vật trên thế giới lên án và đang đấu tranh để tiến dần đến việc xóa bỏ. Tuy nhiên đây lại là món ăn được khá nhiều ưa thích nên việc ăn hay không ăn thịt chó mèo vẫn tiếp tục là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Dưỡng chất từ thịt chó và thịt mèo mang lại cho cơ thể khá lớn tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có nhiều hiểm họa khôn lường. Vậy Bà bầu có nên ăn thịt chó, thịt mèo không? Hãy cùng đi tìm câu trả lời với bài viết dưới đây nhé!

ba-bau-co-nen-an-thit-cho-meo-khong

Giá trị dinh dưỡng của thịt chó, thịt mèo

Từ xa xưa, bên cạnh là một thú cưng của các gia đình việt thì chó, thịt mèo còn là nguồn thực phẩm được nhiều người ưa chuộng. Theo Đông y, thịt chó, thịt mèo có vị mặn, chua, tính nóng, không độc. Thực phẩm này có tác dụng bổ dưỡng, trợ dương, ích khí trừ hàn rất tốt cho các đấng mày râu. Thịt chó, thịt mèo có chứa nhiều protid, lipid, Ca, P, Fe nên rất tốt trong việc bồi bổ cơ thể.

Các nghiên cứu cho thấy, trong 100g thịt chó có thể cung cấp lên đến 348 calo. Xương chó có canxi dạng phosphat, carbonat nên rất tốt cho việc phòng chống bệnh loãng xương. Xương mèo là nguyên liệu dùng để nấu cao và mang đến những ích lợi tuyệt vời. Thịt chó vừa là thực phẩm ngon, vừa là vị thuốc tốt cho người có máu hàn. Bà bầu là đối tượng có thể ăn thịt chó, thịt mèo vì thực phẩm này giúp cung cấp năng lượng cho thai kì. Tuy nhiên, bên cạnh những ích lợi to lớn thì thịt chó mèo còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với mẹ bầu. Ngoài ra, các bà bầu cũng nên hình thành thói quen bảo vệ động vật và thú cưng bằng cách hạn chế nên ăn thịt chó, mèo mà có thể thay thế bằng những thực phẩm khác.

Bà bầu có nên ăn thịt chó, thịt mèo không?

Nếu thịt chó và mèo là món ăn khoái khẩu dành cho bà bầu thì các mẹ có thể ăn với mức độ vừa phải để đỡ thèm. Nếu không phải là món khoái khẩu thì không nên ăn vì tuy giàu năng lượng nhưng thịt chó có tính nóng, khiến cho cơ thể bị nóng, khó tiêu, dễ đi ngoài, dễ mắc các bệnh về tiêu hóa gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.

Nếu ăn quá nhiều thịt chó thì bà bầu có thể dư lượng đạm trong cơ thể từ đó da tang các nguy cơ về bệnh tim mạch ảnh hưởng đến thai nhi và và bà bầu. Hơn nữa khi ăn thịt chó, bà bầu thường ăn kèm với mắm tôm mà mà mắm tôm lại vốn là một thực phẩm mất vệ sinh và không lành mạnh đối với những người đang cần được chăm sóc. Nên ăn những món ăn lành tính như thịt chó hầm đu đủ vừa có khả năng kích sữa, vừa làm mát cơ thể. Cách chế biến thịt chó với đu đủ này cũng hạn chế nguy cơ thừa đạm cho những người bị bệnh gout. Nếu ăn thịt chó mèo thì các bạn cần lựa chọn những nhà hàng, quán ăn uy tín để đảm bảo nguyên liệu. Tuyệt đối không ăn tiết canh mèo, thịt mèo tái, thịt chưa chế biến kỹ… để phòng bệnh. Không nên dùng chó mèo bị bệnh, mèo hoang, chó không rõ nguồn gốc để chế biến.

Hiểm họa từ thịt chó và thịt mèo đối với bà bầu

Hiện nay, thịt chó và thịt mèo là những thực phẩm đối mặt với nguy cơ nhiễm bệnh nhiều nhất vì hoàn toàn không có cơ quan chuyên trách trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với chó và mèo. Người ăn có thể đối mặt với một số vấn đề sau đây:

Bệnh nhiễm khuẩn huyết

Bệnh này lây đường thức ăn nếu như việc chế biến không hợp vệ sinh. Nhiễm khuẩn huyết có thể gây ngộ độc thực phẩm, kịt lỵ, tiêu chảy. Ở mức độ nặng, nhiễm khuẩn huyết có thể gây tử vong.

Bệnh dại

Virust của bệnh chó dại và mèo dại có thể truyển bệnh sang người trong quá trình chế biến và sử dụng. Nước bọt của mèo chứa nhiều vi-rút dại lyssa nên khi cắn người, vi-rút nhanh chóng xâm nhập và gây bệnh.

Bệnh Protozoa

Ký sinh trùng này có thể tạo các ổ kén ở võng mạc mắt, một số hạch trên cơ thể. Bệnh để lâu có thể gây hại đến tim và hệ thần kinh. Với phụ nữ mang thai, bệnh có thể truyền từ mẹ sang bào thai dễ dẫn đến sảy thai.

Bệnh móng mèo

Bệnh móng mèo có thể khiến cơ thể người bị nhiễm bị nổi hạch toàn thân, mỏi mệt kèm sốt. Bệnh này nếu không được điều trị và có những biện pháp can thiệp sẽ ảnh hưởng đến tính mạng của người mắc phải. Mẹ bầu tuyệt đối không ăn mèo hoang hay những loại mèo có biểu hiện bất thường để an toàn cho sức khỏe.

Giun đũa

Ấu trùng giun không chỉ có trong phân mà còn có thể có trên lông. Khi người làm tiếp xúc với phân mèo nhiễm giun, ấu trùng giun dễ dàng đi vào cơ thể và gây bệnh. nếu chế biến không vệ sinh và không chín kĩ thì bà bầu có thể bị nhiễm giun đũa.

Như vậy, có thể khẳng định, không ăn thịt chó mèo trong giai đoạn mang thai là cách tốt nhất để chúng ta hạn chế việc giết hại động vật cũng như đảm bảo sức khỏe trong suốt thai kì. Hi vọng bài viết: Bà bầu có nên ăn thịt chó, thịt mèo không? đã cung cấp cho bà bầu sẽ có thêm nhiều hiểu biết về sức khỏe sinh sản để chăm sóc bản thân và thai nhi tốt hơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *