Sức khỏe và dinh dưỡng trong thai kì là điều cực kì quan trọng mà bất cứ chị phụ nữ mang bầu nào cũng quan tâm hàng đầu. Bên cạnh yếu tố phải đảm bảo sự cân bằng về dinh dưỡng thì chị em còn phải nắm được những điều kiêng cữ trong chế độ ăn uống nữa. Rau xanh đóng một vai tò quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của thai kì tuy nhiên không phải loại rau nào Hiện nay rất nhiều chị em đang thắc mắc: Bà bầu có nên ăn rau chân vịt, rau rút, rau chùm ngây không?
Bà bầu có nên ăn rau chân vịt hay không?
Rau chân vịt hay còn gọi là rau bó cải xôi là nguồn thực phẩm có giá tị dinh dưỡng khá cao. Tuy nhiên do rau chân vịt có nhiều axít, làm cho chất sắt không được ruột non hấp thụ, thậm chí còn bị đẩy ra khỏi cơ thể. Chính vì thế ăn rau chân vịt càng nhiều càng gây trở ngại cho việc thu chất sắt, khiến tình trạng thiếu máu nặng thêm. Hơn nữa, a-xít oxalic có thể ức chế sự hấp thu sắt của cơ thể, gây nên tình trạng mệt mỏi do thiếu chất sắt. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu vẫn có thể ăn rau chân vịt nhưng không nên ăn quá nhiều. Cách tốt nhất là không nên ăn với bất kỳ loại thực phẩm có chứa chất hỗ trợ hấp thu sắt như cá, thịt gia cầm, cam. Một số món ngon từ rau chân vịt đơn giản và giàu dinh dưỡng mà mẹ bầu nên ăn.
+ Rau chân vịt nấu nấm:
*Nguyên liệu
- Thịt nạc
- Rau chân vịt
- Nấm bella
- Muối
- Tiêu
- Nước mắm ngon
*Các bước thực hiện:
- Thịt nạc rửa sạch, để ráo, cắt nhỏ xong bằm nhuyễn (có thể dùng máy xay nhỏ).
- Ướp tiêu, muối vào thịt, trộn đều.
- Rau chân vịt, nhặt bỏ lá sâu úa,hư – rửa sạch để ráo nước.
- Nấm Bella cắt chân nấm, rửa sạch bằng nước muối, để ráo.
- Cho nước vào nồi nhỏ, để lửa vừa, khi nước sôi cho thịt bằm vào
- Khi thịt bằm chín thì cho rau chân vịt và nấm vào,nêm nước mắm
- Trộn nhẹ đều rau,nấm.
Bà bầu có nên ăn rau rút hay không?
Rau rút là loại rau thủy sinh có hàm lượng protein cao vượt xa các loại rau khác như xà lách, mồng tơi, rau muống. Thành phần chủ yếu là các vitamin và nhiều amine cần thiết như vitamin B12 hay amin leucin, methionin, threonin…Đây là món ăn được ưa chuộng ở cả thành phố lẫn nông thôn và được ăn cùng với lẩu và các món bún. Theo y học cổ truyền, rau nhút có vị ngọt, tính hàn, không độc, tác dụng an thần, lợi tiểu tiện, làm thông huyết mạch, điều hòa tỳ vị, thông thủy đạo, hỗ trợ điều trị bướu cổ, tiêu viêm, Trị nhiệt, nóng trong người, trị mụn nhọt, trị bệnh chảy máu cam, trị táo bón, trị tiểu đỏ sẻn, chữa bệnh phù thũng, trị tiêu chảy, chữa bệnh mất ngủ, nhuận tràng, hạ sốt, chữa mất ngủ,mát gan, giải nhiệt độc, có tác dụng chữa chứng mất ngủ, trị nóng trong sinh mụn.
Tuy nhiên rau nhút sống ở vùng nước nên có nguy cơ nhiễm các bệnh từ động vật thủy sinh. Ngoài những bệnh truyền nhiễm đường tiêu hoá, rau rút còn là nơi trú ẩn của ấu trùng sán lá ruột, một loại sán lá ký sinh trong ruột người và một số gia súc, nhất là loài lợn. Khi con người bị nhiễm bệnh, ngoài phổi ra, sán có thể kí sinh ở bất kỳ cơ quan nào khác trong cơ thể người như tủy sống, màng não, cơ ngực hoặc tim…Cách tốt nhất là cần ngâm nước muối trước khi nấu, và cần nấu chín để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho bà bầu.
Bà bầu có nên ăn trùm ngây hay không?
Chùm ngây hay trùm ngây là một loại rau có giá trị dinh dưỡng cực lớn mới được khai thác trong những năm gần đay. Hiện trùm ngây có giá bán khá đắt và là thực phẩm có khả năng điều trị bệnh tật rất tốt. Trùm ngây có tên khoa học là Moringa oleifera, lá và hoa moringa có nhiều vitamin C hơn trái cam 7 lần, hơn sữa 4 lần chất calcium và hai lần protein, hơn cà rốt 4 lần vitamin A, hơn rau dấp cá 3 lần chất sắt và hơn 3lần chất kali của chuối.
Trong hoa và rễ cây moringa có chất pterygospermin là một trụ sinh rất mạnh. Thành phần này có khả năng giảm được nhiễm trùng do tạp khuẩn của môi trường. Cây chùm ngây được dùng để chữa nhiều bệnh như cảm cúm, bao tử, gan, tiểu đường, tim. Đây hẳn là một loại thực phẩm vô cùng dinh dưỡng nhưng lại cực kì nguy hiểm cho những người đang mang thai. Theo các chuyên gia, trong rau chùm ngây có chứa alpha-sitosterol, đây là một loại hormone có tác dụng ngừa thai, làm co cơ trơn tử cung và làm sảy thai. Tại Việt Nam phụ nữ dân tộc Raglay thường dùng cây trùm ngây để ngừa thai.Vì vậy các nhà khoa học khuyên rằng bà bầu không được ăn rau chùm ngây.
Mỗi loại rau đều có giá trị dinh dưỡng và những tác dụng riêng nhưng không phải dùng ở thời điểm nào cũng được. Với những gợi ý trên đây, hi vọng mẹ bầu đã có thêm nhiều kiến thức và kĩ năng làm mẹ. Và chắc hẳn những gợi ý này cũng giúp mẹ bầu tìm được câu trả lời cho câu hỏi: Bà bầu có nên ăn rau chân vịt, rau rút, rau chùm ngây không? Chúc các mẹ vượt cạn thành công!