Trái cây là nhữn thực phẩm rất quan trọng đối với chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu. Mỗi loại trái cây đều có công dụng và tác dụng không mong muốn riêng. Khi mang thai, vấn đề dinh dưỡng hết sức nhạy cảm với phụ nữ chính vì thế, ăn gì và ăn như thế nào là vấn đề không hề đơn giản đối với bà bầu. Hiện nay rất nhiều chị em đang thắc mắc: Bà bầu có nên ăn quả sầu riêng, đu đủ, mít không?
Bà bầu có nên ăn sầu riêng hay không?
Sầu riêng là loiaj trái cây chỉ sống được ở vùng khí hậu nhiệt đới xích đạo. Sầu riêng là trái cấy đặc sản của các nước đông nam á, nam á và nam mỹ. Tại Việt Nam, sầu riêng được trồng nhiều ở Tây nguyên và đồng bằng sông cửu long. Tiền Giang là tỉnh có sản lượng sầu riêng lớn nhất cả nước.
Là một trái cây đặc sản, sầu riêng gây ghiền đối với một số người những cũng là nỗi sợ của nhiều người vì hương vị đặc biệt. Sầu riêng rất giàu năng lượng, theo đó, mỗi 100g cung cấp đến 147kcal năng lượng, chiếm khoảng 7% lượng năng lượng cho các hoạt động của cơ thể mỗi ngày. Sầu siêng có chứa vitamin C (chiếm 32%), folate (9%) và ma-gie (8%) (trong 100g). là trái cây có hàm lượng chất béo và đạm cực kì cao, nó cũng có tính nóng nên dễ gây nổi mụn nhọt và tăng hỏa cho người bình thường, đặc biệt là cho bà bầu. Sầu riêng có tác dụng giúp tăng cường và phục hồi sức khỏe cho người ốm yếu, có ích cho cơ bắp, duy trì sự chắc khỏe của xương, giúp duy trì và điều hòa hoạt động của tuyến giáp, bảo vệ sự khỏe mạnh cho răng và lợi. Bên cạnh đó, sầu riêng còn cung cấp một nguồn chất béo thô có lợi cho cơ thể, giúp phòng tránh và giảm bớt chứng táo bón, giúp tiêu hóa tốt và làm giảm bệnh đau nửa đầu. Ngoài ra, trong quả sầu riêng còn chứa hàm lượng lớn chất acid amin tryptophan cao, nên có tác dụng giúp giảm bớt trầm cảm, mất ngủ, tạo ra cảm giác thư thái cho con người bằng cách tăng mức độ serotonin trong não bộ, đẩy lùi tình trạng lo âu, chán nản. Sầu riêng còn giúp làm sạch và bổ sung thêm máu cho chị em phụ nữ mang thai hiệu quả.
Tuy nhiên loại quả này được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không tốt cho những thai phụ trong nhóm nguy cơ thừa cân, mẹ bầu bị tiểu đường. Những thai phụ bình thường cũng không nên ăn quá nhiều sâu riêng để hạn chế các vấn đề về tiêu hóa và tình trạng nóng trong người.
Bà bầu có nên ăn đu đủ hay không?
Đu đủ là trái cây có hàm lượng dinh dưỡng cao được xếp vào 1 trong 12 loại trái cây có giá trị dinh dưỡng lớn trên thế giới. Lá của đu đủ cũng là một dược liệu quan trọng được các thầy thuốc đông y sử dụng để điều trị bệnh hiệu quả. Đu đủ xanh có thể dùng để chế biến các món ăn ngon như đu đủ hầm xương, gỏi đu đủ, đu đủ muối…vv.
Theo các nghiên cứu của chuyên gia dinh dưỡng thì đủ đủ chín là thực phẩm rất tốt cho mẹ bầu. Trong đủ đủ chiếm 70% là nước, thích hợp mẹ bầu bổ sung nước cho cơ thể, hạn chế tình trạng mệt mỏi do mất nước. Bên cạnh đó, beta-carotene trong đu đủ chín còn giúp phát triển não và thị giác của thai nhi, vitamin C có tác dụng chống viêm, đau khớp và tăng cường hệ miễn dịch, vitamin B cần thiết cho sự phát triển của thai nhi, giúp ổn định nhịp tim và huyết áp của mẹ bầu. Thêm vào đó, nhờ hàm lượng chất xơ dồi dào và thành phần protease giúp phân giải protien thành acid amin, đu đủ có khả năng chống táo bón tuyệt vời cho mẹ bầu. Đu đủ chín còn có khả năng giúp gia tăng mức độ hemoglobin, trợ giúp sự hấp thụ oxy và ngăn ngừa tình trạng thiếu máu khi mang thai. Nghiên cứu mới đây của các chuyên gia Thái lan còn cho biết, nếu thường xuyên ăn đu đủ chín là cách đơn giản giúp mẹ bầu nhanh chóng thoát khỏi các vấn đề về răng miệng khi mang thai.
Tuy nhiên đu đủ xanh lại là một nỗi khiếp sợ của chị em bà bầu. Một nghiên cứu tiến hành trên chuột bạch cho thấy, chất papain trong nhựa đu đủ xanh có thể gây ra những cơn co thắt tử cung khá mạnh, làm tăng nguy cơ sảy thai. Không chỉ vậy, papain cũng có thể làm chậm sự tăng trưởng tế bào và phát triển mô ở bào thai. Đồng thời, có thể gây phù và xuất huyết nhau thai. Cũng theo nghiên cứu này thì dưới sự tác động của papain và chymopapain có trong đu đủ xanh, nguy cơ dị tật bẩm sinh, quái thai sẽ cao hơn bình thường. Bên cạnh đó, với một số người cơ địa mẩn cả, mủ đu đủ có thể gây ra tình trạng dị ứng, gây ra các vấn đề hô hấp và kích ứng da. Thậm chí, một số trường hợp có thể gây khó thở. Khi mang thai ở tháng thứ 3 nếu mẹ bầu sử dụng đu đủ xanh sẽ rất có khả năng bị động thai hoặc xẩy thai. Do đó, chị em nên tuyệt đối không sử dụng đu đủ xanh trong thai kì.
Bà bầu có nên ăn mít hay không?
Theo các chuyên gia, mít là trái cây có giá trị dinh dưỡng vô cùng to lớn, nhất là với các mẹ bầu. Đây cũng là một trong số ít những loại trái cây có hàm lượng vitamin nhóm B khá cao, bao gồm vitamin B6, niacin, riboflavin, và axít folic. Không dừng lại ở đó, bà bầu ăn mít còn mang lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe mẹ và bé như:
- Củng cố hệ miễn dịch
- Tăng cường hoạt động tiêu hóa
- Tốt cho bà bầu cao huyết áp
- Bảo vệ mắt và da
- Giảm nguy cơ rối loạn tuyến giáp
- Giúp xương chắc khỏe
- Ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu
Tuy nhiên, cũng giống như sầu riêng, mít có tính nóng nên có thể gây cảm giác nóng sau khi ăn, nhất là đối với những mẹ bầu bị thừa cân béo phì hoặc tiểu đường thai kỳ. Chính vì thế chị em phụ nữ mang thai chỉ nên ăn một vài múi mít, không nên ăn quá nhiều để đảm bảo sức khỏe và sự ổn định của hệ tiêu hóa. Với những gợi ý trên đây, hi vọng mẹ bầu đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi: Bà bầu có nên ăn quả sầu riêng, đu đủ, mít không? Chúc các mẹ vượt cạn thành công!