Trái cây là món ăn ưa thích của bà bầu, nhất là trong thời kì thai nghén. Trái cây vừa làm hạ những cơn nghén đồng thời cung cấp các dưỡng chất thiết yếu dành cho bà bầu. Hiện nay rất nhiều chị em đang thắc mắc: Bà bầu có nên ăn quả cóc, ổi, xoài, dứa không?
Bà bầu có nên ăn quả cóc hay không?
Cóc là món ăn vặt được nhiều chị em phụ nữ ưa thích, vị chua của cóc khiến các bà bầu rtas mê mẩn món ăn này. Nhiều phụ nữ trong quá trình mang thai rất băn khoăn có nên ăn cóc không dù bản thân rất thích nhưng sợ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của con. Trên thực tế, cóc là một trong những loại trái cây có dinh dưỡng cao vì nó có chứa chất xơ và protein tốt cho cơ thể. Thành phần thịt quả cóc gồm: glucid 8% -10,5%; protein 0,5% – 0,8%; lipid 0,3 – 1,8%; cellulose 0,9% – 3,6%; tro 0,4% – 0,7%; acid 0,4% – 0,8%. Nếu mẹ bầu ăn cóc với mức độ vừa phải thì rất tốt vì cóc là trái cây có nhiều dưỡng chất.
+ Cóc có nhiều vitamin C:
Vitamin C là chất chống ôxy hóa mạnh, giúp bảo vệ cơ thể chống lại các gốc tự do gây hại, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư, hỗ trợ hấp thụ chất sắt, tổng hợp collagen và protein 100g trái cóc có thể cung cấp cho cơ thể khoảng 34 mg vitamin C, đáp ứng hơn ½ lượng vitamin C cần bổ sung cho cơ thể mỗi ngày.
+Cóc hỗ trợ tiêu hóa:
Trái cóc rất giàu chất xơ rất tốt cho cơ thể của bạn. Chất xơ là một dưỡng chất có ích cho hệ tiêu hóa, giúp cải thiện chức năng đường ruột và tiêu hóa thức ăn dễ dàng, cho cảm giác no lâu, từ đó kiểm soát các cơn đói và cân nặng một cách hiệu quả.
+ Cóc có chứa nhiều sắt:
100g cóc sẽ cung cấp khoảng 3,2 mg sắt, điều này đồng nghĩa với việc ăn một quả cóc sẽ đáp ứng được 18% lượng chất sắt cho cơ thể mỗi ngày.
+ Cóc giàu chất xơ:
Chất xơ là một dưỡng chất có ích cho hệ tiêu hóa, giúp cải thiện chức năng đường ruột và tiêu hóa thức ăn dễ dàng. Đây là bệnh lý mà bà bầu thường mắc phải. Trái cóc rất giàu chất xơ. Một phần ăn 100g cóc chứa khoảng 5,7 g chất xơ, đáp ứng 23 % lượng chất xơ cần thiết trong ngày
+ Cóc làm giảm đường trong máu:
Quả cóc có tác dụng làm giảm đường trong máu đối với người bị tiểu đường tuýp II. do chế độ ăn uống quá nhiều chất có đường và tinh bột sinh ra nên bà bầu rất dễ bị tiểu đường. ăn cóc chính là lựa chọn thông minh.
Bà bầu có nên ăn quả ổi hay không?
Theo khoa học thì ăn ổi rất tốt cho sức khỏe của thai phụ. Có thể điểm qua một số công dụng của ổi như:
+ Ổn định huyết áp và lượng máu:
Ổi có khả năng duy trì lượng đường trong máu ở mức bình thường, giúp ngăn ngừa nguy cơ tiểu đường thai kỳ. Ăn ổi khi mang thai làm tăng mức độ hemoglobin trong cơ thể, ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu do thiếu chất sắt, triệu chứng thường gặp ở hầu hết các mẹ bầu.
+ Bổ sung vitamin C:
Vitamin C rất cần thiết cho thai phụ, nếu thiếu vitamin c có thể khiến mẹ bầu bị đau răng, chảy máu nướu răng, viêm loét, mạch máu bị vỡ… Ổi đặc biệt rất giàu vitamin C, chỉ cần một trái ổi cũng đã có thể đáp ứng lượng viatmin C cần thiết mỗi ngày của bạn.
+ Cung cấp chất xơ:
Hàm lượng chất xơ cao trong ổi có ích trong việc ngăn ngừa nguy cơ bị trĩ và táo bón khi mang thai.
+ Cung cấp axit folic:
Quả ổi là một kho chứa axit folic , dưỡng chất rất quan trọng trong sự phát triển của hệ thống thần kinh của bé.
+ Cung cấp canxi:
Hàm lượng canxi trong ổi giúp bạn “đối phó” với phần nào nhu cầu canxi của cơ thể khi mang thai.
+ Những lưu ý cho bà bầu khi ăn ổi
– Không nên ăn quá nhiều vì có thể có những tác dụng phụ nếu mẹ bầu ăn quá nhiều. Ăn ổi khi chưa gọt vỏ, mẹ bầu có nguy cơ bị tiêu chảy do tiêu thụ một lượng chất xơ quá lớn.
– Cần bỏ hạt ổi khi ăn để tránh tình trạng khó tiêu vì hạt ổi đọng lại rất lâu trong bao tử mẹ.
– Tuyệt đối không nên ăn ổi còn xanh vì đây là nguyên nhân gây táo bón.
Bà bầu có nên ăn quả xoài hay không?
Trong thời gian bị ốm nghén, đa phần các mẹ bầu đều thèm ăn chua. Do đó, xoài xanh vốn là loại quả đứng đầu danh sách thực phẩm yêu thích của phụ nữ mang thai. Tuy nhiên có nên ăn xoài hay không? Trên thực tế, xoài rất tốt cho bà bầu bởi ngoài vitamin C, trong xoài xanh có chứa nhiều kali, selen và phenol, chất chống ô-xy hóa, đặc biệt tốt cho hệ tim mạch. Các nghiên cứu đã chứng minh, trong 100g xoài chín bao gồm: Protein, lipid, canxi, sắt, vitamin A, vitamin B1, vitamin C, phốt pho. Xoài giúp bà bầu tăng cường sức đề kháng, chống viêm, cải thiện hệ tiêu hóa, hạ huyết áp, tăng nhu động ruột và chống táo bón khi mang thai hiệu quả.
Đối với những hiện tượng nghén thì việc ăn xoài để giảm bớt cường độ cũng như tần số của chứng ốm nghén rất hiệu quả. Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn một lượng vừa phải, bởi ăn quá nhiều xoài xanh sẽ làm tăng lượng a-xít trong dạ dày, gây xót ruột, đầy bụng.
Theo các chuyên gia, ăn một quả xoài giúp cung cấp ¼ lượng vitamin cần thiết cho cơ thể hằng ngày. Đây là một trong những loại quả giàu carotene nhất, chất sẽ biến đổi thành vitamin A khi nạp vào cơ thể. Tuy nhiên bà bầu nên ăn vừa phải để cân bằng dinh dưỡng.
Bà bầu có nên ăn quả dứa hay không?
Dứa hay còn gọi là thơm là trái cây được nhiều người ưa dùng. Tuy nhiên, trong dứa gai có Bromelain có tác dụng làm mềm tử cung có thể gây sảy thai ở 3 tháng đầu. Tuy nhiên ở những ngày gần sinh thì chất này lại có tác dụng tốt trong việc giúp mẹ bầu sinh nở dễ dàng.
Qua 3 tháng đầu của thai kì, mẹ bầu có thể ăn dứa gai vì nó có các công dụng
– Hỗ trợ hệ miễn dịch nhờ vào hàm lượng vitamin C dồi dào, giúp tăng cường và bảo vệ hệ miễn dịch cho mẹ bầu.
– Giúp xương chắc khỏe vì trong dứa gai có hơn 70% lượng mangan cần thiết cho cơ thể, có vai trò quan trọng trong việc phát triển xương và các mô liên kết.
– Ngăn ngừa táo bón nhờ chứa nhiều chất xơ. Bên cạnh đó, lượng bromelain trong dứa có tác dụng phân hủy protein, giúp quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh hơn.
– Giảm ốm nghén hiệu quả
Trên đây là những chia sẻ về giá trị dinh dưỡng và công dụng của các loại trái cây phổ biến đối với sức khỏe của mẹ bầu. Với những gợi ý trên đây, hi vọng mẹ bầu đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi: Bà bầu có nên ăn quả cốc, ổi, xoài, dứa không? Chúc các mẹ vượt cạn thành công!