Bà bầu có nên ăn bắp, đậu nành, khoai tím không?

Các loại rau của quả là những thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của người Việt. Câu thành ngữ “đói ăn rau – đau uống thuốc” ra đời là vì vậy. Như chúng ta đã biết thì mỗi loại rau củ quả đều có chức năng và công dụng riêng. Tuy nhiên không phải đối tượng nào cũng có thể sử dụng các loại rau củ quả, nhất là đối với bà bầu. Thành phần dinh dưỡng của các loại rau củ quả có thể tốt cho bạn ở thể trạng này nhưng lại nguy hại khi bạn có thể trạng khác. Hiện nay rất nhiều chị em đang thắc mắc: Bà bầu có nên ăn bắp, đậu nành, khoai tím không?

ba-bau-nen-an-ngo

Bà bầu có nên ăn bắp ngô hay không?

Ngô và khoai là 2 thực phẩm phổ biến ở Việt Nam.  Dinh dưỡng trong bắp ngô được đánh giá cao và thường được dùng để chế biến thành các bột tăng trọng cho gia súc, gia cầm. Ở mỹ, hầu như các loại bánh đều có chứa thành phần ngô vì calo trong ngô rất lớn. Các nghiên cứu cho thấy, trong một hạt ngô có chứa 2g chất béo, 41g carbohydrate, 5g chất xơ và 5g protein. Nước chiếm 114g trong tổng cộng trọng lượng, 29.5 mg axit béo omega – 3 và 961 mg axit béo omega – 6. Đây thực sự là một trong những loại thực phẩm giàu năng lượng cho con người. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng cho biết, ngô có lượng folate cao, một chén ngô (hạt) chứa 75.4 mcg hay 19% lượng khuyến cáo tiêu dùng hàng ngày, 10% vitamin C, pantothenic acid, niacin, magie, kali, mangan và phốt pho. Các chất dinh dưỡng khác có trong ngô với số lượng ít hơn bao gồm vitamin A, E, B – 6 và K, riboflavin, canxi, kẽm, sắt, đồng, selenium và choline.

Công dụng của ngô với mẹ bầu đã được các thầy thuốc đông y tìm ra và khuyên chị em phụ nữ nên dùng ngô trong thai kì. Theo đó, ngô có khả năng ngăn ngừa khuyết tật thai nhi, tăng cường và bổ sung chất folate để hạn chế nguy cơ sảy thai và thai nhi bị khuyết tật. Nếu các mẹ  bầu thường xuyên ăn bắp ngô thì sẽ không cần phải bổ sung các viên thuốc bổ folate, nó sẽ giúp cơ thể thai nhi tổng hợp tế bào mới và khỏe mạnh.

Khi mang thai, chị em thường mắc phải các vấn đề về hệ tiêu hóa như táo bón, đầy hơi. Bắp ngô vốn rất giàu chất xơ không hòa tan sẽ hỗ trợ sự phát triển của vi khuẩn có lợi cho ruột già và đổi lại vi khuẩn giúp biến chất xơ thành chuỗi axit béo ngắn, cung cấp năng lượng cho các tế bào ruột, từ đó làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề ở ruột, bao gồm cả ung thư ruột kế. Bắp ngô cũng chứa một lượng lớn vitamin B1 giúp cải thiện tình trạng đầu óc mệt mỏi và giảm trí nhớ, stress – căn bệnh phổ biến khi mang thai.

Các nghiên cứu của một nhóm chuyên gia hàng đầu ở Mỹ còn cho biết, trong hạt ngô có chứa rất nhiều chất beta-cryptoxanthin, một loại carotenoid có tác dụng chống oxy hóa, giúp ngăn ung thư phổi hiệu quả. Nếu phụ nữ ăn ngô sẽ giảm được đáng kể nguy cơ ung thư vú. Lý do là trong bắp ngô có chứa hàm lượng cao chất xơ cũng như chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào khỏi bị ung thư.

Bà bầu có nên ăn đậu nành hay không?

Đậu nành là loại ngũ cốc giàu dinh dưỡng được hầu hết các quốc gia sử dụng. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ bầu cần bổ sung sữa đậu nành cho thai kỳ như  để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và sự phát triển của thai nhi. Đậu nành hay còn gọi là đậu tương được đánh giá là có giá trị dinh dưỡng cao, hương vị thơm ngon dễ uống với nhiều người, lại có tác dụng phòng ngừa một số bệnh tật.  Theo đông y, đậu nành có tính mát, bổ tì, bổ khí và rất tốt cho phụ nữ.

Thành phần chất dinh dưỡng của sữa đậu nành khá phong phú và đa dạng. Protein từ hạt đậu nành có thể cung cấp đầy đủ và cân đối các axit amin cần thiết tương đương các nguồn axit amin động vật có trong sữa, thịt,… rất tốt cho việc bồi bổ, tăng cường sức khỏe. Trong sữa đậu nành còn có các chất thiết yếu khác như sắt, kẽm, vitamin A… giúp thai nhi phát triển tốt, giảm nguy cơ sinh non, nhẹ cân và hạn chế tình trạng loãng xương ở mẹ. Axit béo không no trong sữa ngăn ngừa mỡ bám vào mạch máu và giảm lượng cholesteroltrong máu.  Đặc biệt, khác với một số loại hạt đậu khác, đậu nành chứa lượng estrogen vô cùng thấp nên không ảnh hưởng gì đến giới tính thai nhi. Tuy nhiên vì đậu nành rất mát nên chị em không nên uống quá nhiều. Cân bằng và hài hào về dinh dưỡng mới là điều quan trọng. Một số lưu ý khi uống sữa đậu nành mà chị em cần lưu ý là:

– Chỉ nên uống 1 ly sữa đậu nành/ ngày.

– Cần đun sôi kỹ trước khi uống

– Không nên uống sữa đậu nành pha trứng gà

– Không nên ăn cam, quýt trước hay sau khi uống sữa đậu nành để tránh tiêu chảy

Bà bầu có nên ăn khoai tím hay không?

Khoai lang là thực phẩm phổ biến ở Việt Nam trong suốt một chặng đường dài của lịch sử. Khoai lang tím là dòng khoai lang đã được nuôi cấp và lai tạo thành công từ các giống khoai lang thuần chủng. Trong củ khoai lang tím bao gồm một lượng lớn tinh bột, các acid amin, beta carotene, vitamin C, B1 và hơn 10 loại nguyên tố vi lượng cần thiết cho sức khỏe con người như canxi, phospho, kẽm, sắt,magie, natri, kali,… Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo chị em nên sử dụng khoai lang trong thai kig. Chị em phụ nữ ăn khoai lang khi mang tha sẽ có những ích lợi sau đây:

– Giải cảm sốt

– Cân bằng lượng đường trong máu

– Phòng ngừa bệnh viêm khớp

– Chữa viêm tuyến vú

– Kích thích tiêu hóa, trị táo bón

– Chống viêm nhiễm

– Phòng chống cảm cúm

Trên đây là những chia sẻ về giá trị dinh dưỡng và công dụng của các loại rau củ quả phổ biến trong đời sống hằng ngày đối với sức khỏe của mẹ bầu. Mỗi loại rau củ quả đều có chức năng và đặc tính sinh học riêng. Mẹ bầu nên tham khảo các bác sĩ để có chế độ ăn uống thích hợp. Với những gợi ý trên đây, hi vọng mẹ bầu đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi: Bà bầu có nên ăn bắp, đậu nành, khoai tím không? Chúc các các chị em “mẹ tròn con vuông”.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *