Đặc điểm thời tiết Miền Bắc: Thời tiết giao mùa, nhiệt độ thay đổi thất thường, nắng nóng hanh khô ban ngày và se lạnh buổi tối kèm theo sương mù sáng sớm.
![tri-ho-1](https://lammevlog.com/wp-content/bamebimsua/2016/04/tri-ho-1.jpg)
Thời tiết mưa nắng thất thường, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm, độ ẩm cao tạo điều kiện cho virus gây bệnh phát triển
nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm quá lớn, cơ thể trẻ rất khó thích nghi với sự thay đổi đột ngột này khiến vào buổi sáng sớm trẻ thường bị những cơn ho kéo dài, ngạt mũi nặng hơn.
Bệnh liên quan đến đường hô hấp của trẻ gặp nhiều nhất vào lúc chuyển mùa là bị viêm đường hô hấp trên như viêm VA, viêm amiđan, viêm mũi, họng, … Tuy nhiên, nêu không được chữa trị sớm và dứt điểm rất có khả năng chuyển thành viêm đường hô hấp dưới (viêm phế quản, viêm phổi), đặc biệt là dạng viêm phế quản, phổi cấp tính.
Mẹ nên làm gì để phòng bệnh cho con khi chuyển mùa?
– Cần cho trẻ ăn đủ chất, ngoài ra nên cho trẻ ăn thêm trái cây để có đủ lượng vi chất cần thiết tạo kháng thể chống các tác nhân gây nhiễm trùng.
– Hàng ngày nên tập cho trẻ vệ sinh răng miệng nhất là các trẻ lớn, nên súc họng bằng nước muối sinh lý vô khuẩn. Vệ sinh mũi cho trẻ hàng ngày bằng nước muối sinh lý.
– Trong sinh hoạt hàng ngày mỗi lần trẻ làm ướt quần áo (trẻ tè ra quần áo), chúng ta cần thay ngay cho trẻ và cần thay bỉm cho trẻ, không cho trẻ nghịch nước.
– mKhông nên lạm dụng các loại thuốc giảm ho để kìm hãm phản xạ có lợi này của trẻ nhất là khi hiện nay có nhiều loại thuốc ho có thể gây ngộ độc, tác dụng phụ.
– Trẻ chỉ ho, chảy mũi, không thở nhanh nên sử dụng siro ho –cảm thảo dược từ các nguyên liệu như húng chanh, quất, mật ong…
– Trẻ bị nhiễm khuẩn mức độ vừa: có dấu hiệu viêm nhưng không thở nhanh: cho uống siro ho-cảm thảo dược kết hợp với kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.
– Trường hợp trẻ có dấu hiệu rút lõm lồng ngực, thở rít hay có các dấu hiệu nặng kèm theo: li bì, co giật, bỏ bú… cần được cấp cứu tại bệnh viện.