Các loại rau, củ, hạt thuộc cây họ đậu được sử dụng khá nhiều trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của chúng ta. Mỗi loại rau, củ, hạt này đều có chức năng và công dụng riêng đối với từng đối tượng. Tuy nhiên với bà bầu – đối tượng nhạy cảm về dinh dưỡng thì sao? Bà bầu có nên ăn đậu phộng, đậu bắp, đậu phụ không?
Bà bầu có nên ăn đậu phộng hay không?
Đậu phộng hay còn gọi là lạc là hạt ngũ cốc quen thuộc đối với chúng ta. Đậu phộng được dùng để sản xuất dầu ăn thực vật, dùng để nấu chè, nấu xôi và rang. Các thầy thuốc đông y cho rằng đậu phộng có nhiều tác dụng như nhuận phổi, chống ho, tốt cho dạ dày. Trong thời gian gần đây, câu hỏi bà bầu ăn đậu phộng được hay không là chủ đề nóng trong các diễn đàn cha mẹ. Bởi có nhiều ý kiến cho rằng, bà bầu ăn đậu phộng sẽ gây ra dị ứng thai nhi thậm chí có thể dẫn đến sẩy thai. Trên thực tế, những đồn đoán này hoàn toàn không có cơ sở.
Thành phần dinh dưỡng chủ yếu trong nhân đậu phộng là chất béo với gần 40-50% . Chính vfi vậy đậu phộng được dùng để ép dầu thực vật. Dầu đậu phộng chứa các vitamin hòa tan trong dầu, trong đó nhiều nhất là vitamin E – một yếu tố quan trọng trong tổng hợp hormone sinh dục, chống lão hóa. Hai acid bão hòa có trong dầu đậu phộng là acid arachidic và acid lignoxeric thấy trong bơ ca cao và trong bơ sữa bò. Ngoài ra hạt đậu phộng còn chứa vitamin B2, vitamin B6. Nghiên cứu của các nhà khoa học còn cho biết đậu phộng chứa magnê, mangan, sắt, đồng, phospho, kali, kẽm, selen, canxi và đặc biệt là folate có tác dụng bổ não. Ngoài ra, các nghiên cứu của một nhóm khoa học thuộc đại học Ohio của Mỹ đã chỉ ra, axit folic trước và trong thời kì đầu mang thai sẽ giảm được nguy cơ bị khuyết tật bẩm sinh khoảng 70%. Ngoài ra, việc ăn lạc thường xuyên còn giúp cho lượng sữa của các bà mẹ được tiết ra đều đặn. Tuy nhiên, mỗi ngày mẹ bầu không nên ăn quá 10 hạt bởi ăn nhiều sẽ rất dễ gây chứng chướng bụng, khó tiêu, làm tăng nguy cơ mắc bệnh táo bón.
Bà bầu có nên ăn đậu bắp hay không?
Đậu bắp là nguyên liệu dễ kiếm và được sử dụng nhiều trong các món nướng, xào. Theo các chuyên gia dinh dưỡng đậu bắp có chứa rất nhiều vitamin A, vitamin B1, B2, B6, vitamin C, các nguyên tố khoáng vi lượng như kẽm và canxi. Chính vì thế đây là nguồn thực phẩm rất toostn cho mẹ bầu trong 9 tháng của thai kì. Đậu bắp được đánh giá là loại rau rất giàu acid folic. Đây là loại vitamin cần thiết cho việc hình thành ống thần kinh của thai nhi. Chất nhầy và chất xơ có trong đậu bắp giúp điều chỉnh lượng đường huyết bằng cách điều hòa sự hấp thu của chúng từ ruột non.
Chất xơ của đậu bắp cũng là một dũng sĩ của hệ tiêu hóa do đó mẹ bầu sẽ tạm biệt được các nỗi lo về đầy hơi, khó tiêu trong khi mang thai. Đậu bắp có tính nhuận trường, dùng trị hội chứng kích ứng ruột, làm lành các vết loét trong đường tiêu hóa, đồng thời xoa dịu những “niềm đau” từ trong ruột. Đậu bắp chứa calories thấp nên là thức ăn lý tưởng cho những mẹ bầu đang bị tăng cân một cách nhanh chóng và tiệm cận với nguy cơ béo phì.
Với những tính năng ưu việt này, mẹ bầu nên bổ sung đậu bắp trong bữa ăn hàng ngày bằng các món như đậu bắp xào, đậu bắp luộc hay có thể đổi vị thành đậu bắp nướng.
Bà bầu có nên ăn đậu hũ hay không?
Đậu hũ là món ăn quá quen thuộc với hầu hết chúng ta. Đậu hũ được làm từ nước sữa đậu nành ép với một nguyên liệu ủ chua và được cắt thành từng miếng. Đây là món ăn mát, lành tính, rất tốt cho mọi độ tuổi, đặc biệt là với bà bầu. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ăn đậu phụ thường xuyên cung cấp cho cơ thể năng lượng, protein, chất béo, chất xơ giúp cơ thể khỏe mạnh. canxi có trong đậu phụ rất có lợi cho phụ nữ mang thai, đặc biệt là thai nhi vì nó giúp xây dựng xương và răng. Đậu phụ có thể đóng góp một lượng lớn protein cho bà bầu do đó, đậu phụ rất tốt trong việc hỗ trợ phát triển các tế bào cho thai nhi. Đậu phụ cũng chứa một hàm lượng chất sắt dồi dào, do đó nó có khả năng giúp ngừa sinh non và sinh con nhẹ cân. Ngoài ra đậu phụ còn có các tác dụng như:
– Làm giảm cholesterol xấu
– Chống oxy hóa , thúc đẩy miễn dịch
– Ngăn ngừa nhiễm trùng và các vấn đề liên quan tới thai kỳ.
– Phòng chống loãng xương ở phụ nữ mang thai.
Tuy nhiên đậu phộng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ như làm rối loạn tuyến tụy, gây co thắt và rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón. Những loại đậu phụ giả, đậu phụ không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm có thể chứa hàm lượng nhôm, thạch cao… gây độc cho hệ thần kinh và thận của mẹ, cũng như thai nhi. Nếu người mẹ bị dị ứng với đậu nành thì cũng có thể bị dị ứng với đậu phụ với các dấu hiệu hó thở, nổi ban…rất nguy hiểm. Bà bầu có thể ăn các món với đậu phụ như đậu phụ rán, nấu canh, kho với thịt… và uống sữa đậu nành nhưng chỉ nên sử dụng khoảng 3-4 bữa/tuần.
Trên đây là những chia sẻ về giá trị dinh dưỡng và công dụng của các loại hạt ngũ cốc và những sản phẩm từ ngũ cốc đối với sức khỏe của mẹ bầu. Với những gợi ý trên đây, hi vọng mẹ bầu đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi: Bà bầu có nên ăn đậu phộng, đậu bắp, đậu phụ không?Chúc các mẹ vượt cạn thành công!