Bà bầu có nên ăn khế, khổ qua không?

Theo kinh nghiệm dân gian, những loại rau củ quả có vị đắng và chua thường chứa nhiều được tính và rất tốt đối với sức khỏe của con người. Quan niệm này liệu có đúng? Và liệu theo lý thuyết này thì bà bầu có nên ăn khế, khổ qua không?

Bà bầu có nên ăn khế hay không?

Khế là loại trái cây ăn vặt được nhiều người ưa thích. Ngày nay khế đã được lai tạo và có vị ngọt khác với khế chua truyền thống nhưng các thành phần dinh dưỡng không thay đôi nhiều. Trong y học cổ truyền á đông, khế được gọi là ngũ liễm dựa trên đặc tính có 5 múi của quả khế. Ở thôn quê, khế thường được trồng cuối vườn, trồng chơi và ăn cũng chơi trong các món như như rau sống, bóp gỏi, kho cá… khế mới được gọi tên. Điều đặc biệt là tất cả các thành phần, từ lá, cành, hoa, quả khế đều có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Các nghiên cứu của khoa học hiện đại đã xác định trong thành phần của khế: nước 92 g%, protid 0,6 g%, glucid 3,1 g%; cellulose 2,6 g% và calcium 10 mg%; phosphor 8 mg%; sắt 0,9 mg%; caroten 160; vitamin B1 0,05 mg%; vitamin C 30 mg%. Cả y học phương Đông lẫn y học phương Tây đều sớm biết công dụng y học của khế, và đưa khế vào làm nhiều vị thuốc để chữa một số chứng bệnh.

ba-bau-co-nen-an-khe

Nhà y học Averrhoes của phương tây đã phát hiện khế là một dược liệu tốt, dùng trộn với hồ tiêu để làm toát mồ hôi, , bải hoải, kích thích hoạt động của mắt, chữa ho, sưng hạch, tăng cường tiết nước bọt, trị viêm họng, chữa chứng đau thấp khớp, ngăn và và điều trị bệnh phù thũng. Tuy khế không có giá trị dinh dưỡng cao, trong 100 g khế chỉ có 35,7 calo song lại có lợi ích trị nhiều bệnh và có thể rất tốt đối với một số giai đoạn của thai kì. Và khế chua có tác dụng chữa bệnh nhiều hơn khế ngọt. Quả khế khá giàu các vitamin và muối khoáng như kali, photpho, magiê… và vị chua của axit tartric, oxalic nên có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, sinh tân dịch rõ rệt. Có thể điểm qua một số công dụng của quả khế chua với bà bầu như:

  • Cung cấp vitamin C
  • Ngăn ngừa lão hóa
  • Làm giảm các triệu chứng nghén
  • Hột khế lợi sữa
  • Chống táo bón
  • Giảm sốt, nhức đầu, tiểu ít
  • Chữa cảm cúm
  • Chữa viêm họng
  • Kháng viêm
  • Tăng cường hệ tăng hệ miễn dịch

Với những công dụng này, mẹ bầu nên ăn một miếng khế chua khi thèm hoặc có thể chế biến thành các món ăn như:

+ Món canh tôm khế chua:

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Tôm tươi
  • Khế chua
  • Cà chua
  • Rau ngổ, lá lốt, hành – trang trí
  • Các loại gia vị

Hướng dẫn thực hiện:

  • Tôm cắt bỏ chân và râu, giữ lại đầu và vỏ, sau đó rửa sạch tôm
  • Khế và cà chua các bạn ngâm rùi rửa sạch cắt cà chua thành múi cau
  • Ngâm rửa rau thơm rồi xắt nhỏ.
  • Phi thơm Hành tím, sau đó cho tôm vào đảo qua cho vừa chín.
  • Thêm cà chua và khế vào, đảo sơ rồi đổ 1 tô nước vào.
  • Đun cho đến khi nước sôi thì bạn nêm nếm gia vị cho vừa miệng thì tắt bếp.
  • Rắc thêm rau thơm vào rồi múc ra bát và thưởng thức.

+ Món nộm sứa tai heo:

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Sứa tươi
  • Tai heo
  • Khế chua
  • Sả, Húng quế, đậu phộng, ớt , hành tây, bột nghệ.
  • Các gia vị: mắm, muối, hạt nêm, chanh, đường.

Các bước thực hiện:

  • Sứa rửa nhiều lần cho hết mặn.
  • Sau đó cho sứa vào chần qua nước sôi pha bột nghệ, để ráo.
  • Tai heo đem hơ qua lửa nhỏ dùng dao cạo sạch.
  • Tiến hành đem rửa sạch với nước có pha muối, sau đó luộc chín, thái sợi nhỏ vừa ăn.
  • Lạc rang chín, chà xát cho bong vỏ rồi sảy vỏ đi, đem lạc đi giã.
  • Rửa sạch các loại rau và gia vị khác.
  • Bỏ tất cả vào nồi sạch hoặc tô rồi trộn đều, để qua một bên khoảng 15 phút.
  • Trong thời gian đó, thỉnh thoảng bạn lại trộn nộm lên cho ngấm đều gia vị nhé.

Bà bầu có nên ăn khổ qua hay không?

Khổ qua hay còn gọi là mướp đắng là một thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng và giá trị dược tính khá cao. Trong mướp đắng có chứa hành phần folate cao có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh của thai nhi. Mướp đắng chứa hàm lượng folate khá cao, chiếm 25% nhu cầu folate mỗi ngày của mẹ bầu.

– Ngăn ngừa táo bón và trĩ.

– Hạn chế tiểu đường thai kỳ.

– Tăng cường hệ miễn dịch.

– Giá trị dinh dưỡng cao.

– Cung cấp đủ sắt cho sự hình thành máu.

Tuy vậy, thực phẩm này cũng đem đến một số vấ đề như một số mẹ bầu có thể bị ngộ độc mướp đắng, nhất là mướp đắng non. Ngoài ra, thực phẩm này còn mang đến nguy cơ sảy thai, sinh non rất cao. Chính vì thế các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu không cần cố gắng thêm mướp đắng vào thực đơn của mình, nhất là khi chưa từng thử loại thực phẩm này. Với những gợi ý trên đây, hi vọng mẹ bầu đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi: Bà bầu có nên ăn khế, khổ qua không?  Chúc các mẹ vượt cạn thành công!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *