Bà bầu có nên ăn rau ngải cứu, rau tía tô, rau hẹ không?

Ăn gì và không nên ăn gì khi mang thai có lẽ là điều mà nhiều chị em bà bầu quan tâm nhất bởi lẽ chế độ dinh dưỡng chiếm hơn sự thành công của thai kì. Rau xanh tuy chứa nhiều dưỡng chất cần thiết nhưng không phải rau nào cũng tốt cho bà bầu và kết hợp được với các loại rau khác. Hiện nay rất nhiều chị em đang thắc mắc: Bà bầu có nên ăn rau ngải cứu, rau tía tô, rau hẹ không ? 

ba-bau-co-nen-an-ngai-cuu

Bà bầu có nên ăn rau ngải cứu hay không?

Rau ngải cứu là cây thuốc trong vườn của mỗi gia đình ở các làng quê. Cùng với đinh lăng, tía tô và gừng thì đây được xem là thầy thuốc của người nghèo. Ngải cứu được đông y sử dụng làm thuốc giảm đau cơ bắp, giúp lưu thông máu, giảm đau bụng và được bác sĩ sử dụng cho các trường hợp an thai, sảy thai liên tục. Vốn được xem là cây thuốc quý, ngải cứu từ xưa không chỉ là món rau ngon, bổ mà còn cực kỳ tốt khi dùng để chữa bệnh. Ngải cứu thường biết đến với công dụng:

– Trị mụn nhọt.

– Trị cảm cúm, ho,

– Trị viêm họng.

– Trị đau đầu, đau dây thần kinh.

– Giúp làm sạch và bổ sung độ ẩm cho da.

– Điều trị cơ thể suy nhược.

– Điều hòa kinh nguyệt.

– Cầm máu.

– Giúp vết thương mau lành.

Tuy sở hữu khá nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng một số nghiên cứu gần đây cho thấy, nếu phụ nữ mang thai ăn ngải cứu quá nhiều trong 3 tháng đầu tiên thì sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu, co thắt tử cung. Hậu quả có thể dẫn đến sẩy thai hoặc sinh non. Nên cách tốt nhất là không nên ăn ngải cứu. Nếu ăn thì cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ và đảm bảo các nguyên tắc sau:

– Nên ăn ít ngải cứu, khoảng 2-3 lần/tuần, mỗi lần ăn với số lượng ít.

– Mẹ bầu đã từng phá hay sảy thai, sinh non thì không nên ăn ngải cứu.

– Mẹ bầu bị rối loạn đường ruột cấp tính nên tránh xa ngải cứu, bởi ngải cứu là vị thuốc nhuận tràng, sẽ khiến bệnh tình trở nên trầm trọng hơn.

– Tinh dầu trong ngải cứu có thể gây ngộ độc cho những người bị bệnh viêm gan.

Bà bầu có nên ăn rau tía tô hay không?

Rau tía tô (còn được gọi là rau tử tô) được trồng khá phổ biến ở các làng quê Việt Nam. Tía tô có vị cay, mùi thơm, tính ấm được dùng để ăn sống hoặc nấu chín, là gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn. Theo nghiên cứu của y sinh hiện đại thì cây tía tô có giá trị dinh dưỡng khá cao, nó rất giàu vitamin A, C, Canxi, Fe, và Phốt pho. Từ thân lá, cành đến hạt của tía tô đều có thể sử dụng làm thuốc hay dùng để xông hơi khi bị cúm.

Đối vơi bà bầu, loại rau này cũng có khá nhiều tác dụng. Hạt của tía tô được dùng làm trà uống và thuốc hạ khí, cành làm thuốc an thai. Lá và thân của tía tô có thể dùng để ăn sống hoặc sắc nước để trị các bệnh phổ biến của bà bầu như:

  • Ốm nghén
  • Nhiệt thai
  • Kiện vị, cầm nôn:
  • Giải độc thức ăn cua cá:
  • Thai phụ bị phù nề, tiểu ít, tê bì hai chi dưới
  • Phòng và chữa sốt xuất huyết:
  • Thai phụ bị ho hen, nhiều đờm, khó thở
  • Tán hàn, giải biểu
  • Lý khí, an thai
  • Thai phụ bị đau bụng,
  • Đau lưng
  • Ra huyết

Bà bầu có nên ăn rau hẹ hay không?

Rau hẹ là thực phẩm rất tốt trong việc cân bằng và gia sức mạnh sinh lý cho cả nam lẫn nữ. Rau hẹ thường được dùng để nấu canh, xào cùng trứng, thịt và các loại hải sản. Rau hẹ có chứa nhiều vitami, axit folic, sắt, chất xơ, vitamin C, vitamin B6, canxi và magie nên rất có lợi đối với phụ nữ mang thai. Các nghiên cứu đã chứng minh chất Axit folic trong lá hẹ có thể được xem là chất dinh dưỡng quan trọng thứ yếu trong sự phát triển 3 tháng đầu của thai nhi. Nếu thiếu chất này, thai nhi có nhiều nguy cơ gặp các khiếm khuyết trong cấu trúc cơ thể rất nguy hiểm. Trong 2 muỗng canh hẹ có chứa khoảng 6.4 micro gam folate. Do đó món canh hẹ nấu thịt là món mà mẹ bầu không nên bỏ qua.

Thành phần Vitamin C có thể coi là chất xúc tác cho quá trình hấp thụ sắt của cơ thể. Ngoài ra, magie. Theo y học hiện đại thì magie tham gia vào khoảng hơn 300 phản ứng của tế bào, vì vậy việc cung cấp đầy đủ magie cho cơ thể là vô cùng quan trọng cho sức khỏe của mẹ cũng như thai nhi, Nó có chức năng làm giảm nguy cơ bị táo bón, một triệu chứng phổ biến trong thai kỳ.

Với những giá trị dinh dưỡng và công dụng tốt với mẹ bầu, chị em có thể chế biến thành các món ăn sau đây để cải thiện nữa ăn của mình:

+ Món tôm tười xào rau hẹ:

* Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Rau hẹ: 250g
  • Tôm tươi còn sống
  • Gia vị: muối, bột nêm, tiêu, ớt
  • Dầu ăn vừa đủ, không nên cho nhiều

*Cách chế biến:

  • Rau hẹ rửa sạch, cắt dài 3cm.
  • Tôm tươi bóc vỏ, rửa sạch.
  • Hành cắt khúc, gừng thái lát.
  • Cho dầu lên bếp, đun nóng, cho hành vào phi thơm.
  • Cho tôm và rau hẹ vào, liên tục đảo đều, nêm gia vị cho vừa..

+ Món canh hẹ nấu đậu phụ:

* Chuẩn bị nguyên liệu:

– 3 miếng đậu phụ trắng, sạch và nên chọn đậu non

– 300 gr hẹ.

– Một lượng nhỏ xương heo

– Gia vị: Tiêu, muối, đường, bột ngọt, nước mắm

* Những bước thực hiện:

– Cắt đậu phụ non thành từng miếng vừa ăn, không nên cắt nhỏ.

– Rửa sạch các loại rau

– Ninh xương heo để lấy 1 lít nước dùng.

– Nước dùng đang xôi thì cho đậu phụ trắng, hẹ vào.

– Nêm lại gia vị và nước mắm ngon.

– Canh nấu sôi, vừa chín nhắc xuống.

– Múc canh ra bát, rắc tiêu ăn với cơm.

Đây là 2 món ăn bổ dưỡng và dễ dàng mà mẹ bầu nên tham khảo để chăm sóc cho mình trong thai kì. Với những gợi ý trên đây, hi vọng mẹ bầu đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi: Bà bầu có nên ăn rau ngải cứu, rau tía tô, rau hẹ không? An toàn và đủ chất là điều tiên quyết của chế độ ăn uống. các mẹ hãy tuân thủ và đảm bảo nguyên tắc này. Chúc các mẹ vượt cạn thành công!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *