Sức khỏe và dinh dưỡng trong thai kì là điều cực kì quan trọng mà bất cứ chị phụ nữ mang bầu nào cũng quan tâm hàng đầu. Bên cạnh yếu tố phải đảm bảo sự cân bằng về dinh dưỡng thì chị em còn phải nắm được những điều kiêng cữ trong chế độ ăn uống nữa. Hiện nay rất nhiều chị em đang thắc mắc: Bà bầu có được ăn rau rút, rau thì là, rau tần ô không?
Bà bầu có nên ăn rau rút hay không?
Rau rút là loại rau thủy sinh có tên gọi khách rau nhút rất phổ biến ở các vùng ngập nước. Rau rút có hình giống như lá me, nhưng nhỏ hơn. Thân của rau nhút có các bao hình xốp, trắng, dính liền vào thân, bao xung quanh thân để giúp rau nổi lên. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, rau rút có hàm lượng protein cao vượt xa các loại rau khác như xà lách, mồng tơi, rau muống. Thành phần chủ yếu là các vitamin và nhiều amine cần thiết như vitamin B12 hay amin leucin, methionin, threonin…Theo y học cổ truyền, rau nhút có vị ngọt, tính hàn, không độc, tác dụng an thần, lợi tiểu tiện, tiêu viêm, nhuận tràng, hạ sốt, chữa mất ngủ,mát gan, giải nhiệt độc, có tác dụng chữa chứng mất ngủ, trị nóng trong sinh mụn, làm thông huyết mạch, điều hòa tỳ vị, thông thủy đạo, hỗ trợ điều trị bướu cổ.
Theo đó, với các thành phần dinh dưỡng của rau rút, bà bầu có thể ăn rau rút trong quá trình mang thai. Nó có các tác dụng sau với bà bầu:
- Trị nhiệt, nóng trong người
- Trị mụn nhọt.
- Trị bệnh chảy máu cam
- Trị táo bón
- Trị tiểu đỏ sẻn
- Chữa bệnh phù thũng
- Trị tiêu chảy
- Chữa bệnh mất ngủ
Chú ý khi bà bầu ăn rau rút:
Rau rút phải ăn chín, tuyệt đối không được ăn tái, sống. Nhiều người thích ăn rau rút tái, sống cho giòn rất dễ mang bệnh. Bởi rau mọc dưới nước ở các hồ ao, ruộng nước, nên rau dễ bị nhiễm nhiều mầm bệnh nguy hiểm.
Ngoài những bệnh truyền nhiễm đường tiêu hoá, rau rút còn là nơi trú ẩn của ấu trùng sán lá ruột, một loại sán lá ký sinh trong ruột người và một số gia súc, nhất là loài lợn.
Để phòng bệnh chúng ta không nên ăn những rau củ mọc dưới nước chưa nấu chín, trong đó có món nộm rau rút và những món rau rút sống hoặc chỉ trần tái. Ngoài những bệnh truyền nhiễm về đường tiêu hoá có thể gặp phải, rau rút còn là nơi trú ẩn lý tưởng cho ấu trùng sán lá ruột. Đây là một loại sán lá thường ký sinh trong ruột người hay trong một số loại gia súc, đặc biệt là loài lợn. Khi con người bị nhiễm bệnh, ngoài phổi ra, sán có thể kí sinh ở bất kỳ cơ quan nào khác trong cơ thể người như tủy sống, màng não, cơ ngực hoặc tim…
Bà bầu có nên ăn rau thì là hay không?
Rau thì là là một loại rau được sử dụng nhiều trong bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam. Nó đóng vai trò vừa là thức ăn và là gia vị tạo hương thơm cho các món ăn thêm phần hấp dẫn. Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì bà bầu có thể ăn rau thì là vì thành phần Polyacetylenes có trong lá thì là, được biết đến với tác dụng chống vi khuẩn và chống viêm rất hiệu quả.
Các thư tịch y khoa cổ đại cho biết, hạt thì là đã được sử dụng để ngăn ngừa nhiễm trùng vết thương. Chất Monoterpene và flavonoid có trong lá của cây thì là có khả năng ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn và bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do, do đó ngăn ngừa nhiều biến chứng sức khỏe. Bên cạnh đó, lá thì là có chứa tinh dầu Eugenol được dùng trong điều trị các bệnh khác nhau như giảm lượng đường trong máu, ngăn ngừa sự hình thành của mỡ thừa. Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng thì là giảm lượng đường trong máu và kháng insulin ở những người bị bệnh tiểu đường. Phụ nữ mang thai nếu đang ở trong giai đoạn tăng cân quá nhanh có thể sử dụng rau thì là để kìm hãm sự hình thành của các hạt mỡ thừa.
Một nghiên cứu mới nhất còn cho biết, thì là có thể duy trì cân bằng nội tiết tố, giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt cho chị em phụ nữ. Theo đó, việc uống nhiều thì là làm tăng nồng độ máu của hormone progesterone, tạo sự ổn định cho kỳ kinh nguyệt và hoạt động như một chất chống vô sinh.
Thì là cũng là thực vật tốt nhất của canxi, lá thì là không chỉ ngăn ngừa loãng xương mà còn tăng cường sức khỏe cho xương. Sử dụng thì là thường xuyên như một phần của chế độ ăn uống co bà bầu sẽ giúp các mẹ ngăn chặn được chứng loãng xương vốn rất phổ biến. Ngoài ra, cây thì là còn chữa được bệnh mất ngủ nhờ vào chất flavonoid và vitamin B- phức tạp trong lá. Loại rau lá xanh này có thể làm dịu não và cơ thể bằng cách kích hoạt sự tiết kích thích tố khác nhau và enzyme chịu trách nhiệm cho một đêm ngon giấc. Chính vì thế mẹ bầu nên ăn rau thì là hoặc bổ sung nó trong bữa ăn hàng ngày như một thứ gia vị sẽ rất tốt cho thai kì.
Bà bầu có nên ăn rau tần ô hay không?
Rau tần ô hay còn được gọi là rau cải cúc khá phổ biến ở nước ta. Đây là loại rau có thể ăn sống hoặc chế biến thành các món chín rất giàu dinh dưỡng và có nhiều dược tính. Cải cúc chứa nhiều lipit, protit, gluxit còn có vitamin B, C và vitamin A. Theo đông y thì rau cải cúc có vị ngọt, hơi đắng, the, thơm, tính hơi mát, lành không độc, có tính năng tiêu thực, lợi trường vị, trừ đờm, giúp tiêu hóa tốt, chữa ho, cảm sốt và chữa chứng đau mắt, đau đầu, thanh đàm hỏa, yên tâm khí rất tốt. Lá cải cúc khi phơi khô cũng rất hiệu nghiệm khi chữa đau đầu, vì vậy bà bầu sử dụng rau tân ô là rất tốt. Dưới đây là một số công dụng của rau tần ô đối với bà bầu:
- Chữa đau đầu
- Giải cảm
- Chữa chứng ho dai dẳng ở người lớn do lạnh
- Chữa mất sữa sau sinh
- Chữa ho đờm
- Chữa tiêu chảy
- Bổ tỳ, trị hoa mắt, lợi tiểu
Với những gọi ý trên đây, hi vọng mẹ bầu đã bổ sung thêm vào cẩm nang ‘làm mẹ” của mình nhiều kiến thức bổ ích. Chắn hẳn nó cũng giúp mẹ bàu tìm được câu trả lời cho câu hỏi: Bà bầu có được ăn rau rút, rau thì là, rau tần ô không? An toàn và đủ chất là điều tiên quyết của chế độ ăn uống. các mẹ hãy tuân thủ và đảm bảo nguyên tắc này. Chúc các mẹ vượt cạn thành công!